Đổi thay ở “Xứ Tiên”

Doi thay xu Tien 3

Nếu như hơn 10 năm trước, giao thông kết nối giữa các địa phương trong huyện và kết nối huyện với các khu vực khác còn hạn chế, mùa nắng thì bụi bay mù mịt, mùa mưa thì đường toàn sình lầy, chi chít ổ gà, ổ voi, thậm chí nhiều khu vực bị cô lập, chia cắt với bên ngoài khi nước lũ đổ về; thì nay, nhựa hóa, bê tông hóa đã trải về đến từng thôn, cơ bản đi đến sát cổng từng nhà.

Toàn huyện có 15 tuyến đường liên xã với tổng chiều dài 150km, trong đó đã bê tông, nhựa hóa được 84,4%. Tỷ lệ bê tông hóa tuyến đường liên thôn đạt trên 75%. Mức độ kết nối giao thông giữa các tuyến đường liên thôn, liên xã, đường huyện, đường tỉnh lộ và đường Quốc lộ ngày càng nâng cao. Nhiều tuyến đường, nhiều cầu, cống qua sông, qua suối được xây mới, chấm dứt được tình trạng bị chia cắt của một số địa phương vào mùa lũ.

Điểm nhấn trong việc phát triển du lịch của sinh thái theo Đề án 548 này là khu du lịch sinh thái tại thôn Lộc Yên thuộc xã Tiên Cảnh.

Doi thay xu Tien 3
Làng cổ Lộc Yên được công nhận là Di tích Quốc gia 

Đây là một trong 3 thôn được huyện Tiên Phước chọn xây dựng vườn mẫu, khu dân cư nông thôn kiểu mẫu giai đoạn 2018 – 2020. Tại thôn Lộc Yên có nhiều ngôi nhà cổ làm bằng gỗ mít kiên cố, nhiều bờ đá được đắp kỳ công hai bên đường làng ngõ xóm, xen trước là những hàng hoa đủ màu sắc, bên trong là những khu vườn trồng cây đặc sản vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa tạo cảnh quan đẹp cho làng quê.

Chính những yếu tố trên đã giúp cho Lộc Yên dần trở thành một địa điểm du lịch sinh thái đặc trưng của huyện Tiên Phước, ngày càng thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan và trải nghiệm.

Thách thức đi lên

Tính đến thời điểm hiện tại, Tiên Phước có 28 sản phẩm được xếp hạng OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó có 10 sản phẩm đạt 4 sao. Nhiều sản phẩm mang thương hiệu Tiên Phước đến với đông đảo khách hàng như: Tiêu Tiên Phước, rượu lòn bon Tiên Phước, tinh dầu quế, tinh dầu sả Tiên Phước, trầm hương Tiên Phước,…

Đơn cử như ở xã Tiên Châu, tổng giá trị tài sản, tiền mặt nhân dân đóng góp trong 5 năm (2016 – 2020) hơn 14,6 tỷ đồng, chiếm hơn 14% tổng nguồn lực huy động cho xây dựng Nông thôn mới của địa phương.

Bên cạnh đó, nhân dân Tiên Phước hưởng ứng các chính sách, đề án phát triển kinh tế và áp dụng vào thực tế rất hiệu quả. Đề án 548 của huyện ra đời cùng với việc xúc tiến, đầu tư các hạng mục hạ tầng giao thông, công trình phụ trợ phục vụ du lịch giúp người dân mạnh dạn đầu tư chỉnh trang vườn nhà, cải tạo mở mới vườn đồi, góp phần hoàn chỉnh bộ mặt nông thôn.

, xuất phát điểm xây dựng Nông thôn mới của huyện thấp, trong thời gian ngắn phải thực hiện đồng thời hai mục tiêu xây dựng xã đạt chuẩn Nông thôn mới và huyện đạt chuẩn Nông thôn mới, trong khi định mức hỗ trợ thực hiện chương trình Nông thôn mới của Trung ương, của tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, nguồn thu trên địa bàn hạn chế dẫn đến khó khăn về huy động nguồn lực xây dựng Nông thôn mới.

Đến thời điểm hiện tại, Tiên Phước đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể trong công cuộc xây dựng Nông thôn mới sau hơn 10 năm, nhưng với niềm khát vọng xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp hơn nữa, theo ông Trầm Quế Hương, H. Tiên Phước tiếp tục động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xây dựng Nông thôn mới. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư vàphát triển nông nghiệp toàn diện. Tiếp tục đẩy mạnh chương trình OCOP, Đề án 548.

Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Đặc biệt sẽ xử lý dứt điểm nợ xây dựng cơ bản, tuyệt đối không phát sinh nợ đọng, nợ không có khả năng thanh toán.

Nhờ việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, du lịch sinh thái mang đặc trưng vùng trung du xứ Quảng giai đoạn 2017 – 2025 (Đề án 548) mà tổng diện tích vườn tăng 140% so với năm 2010. Giá trị thu nhập kinh tế vườn đạt 120 triệu/ha, thu nhập từ kinh tế vườn bình quân đạt 50 triệu đồng/hộ (năm 2019). Tỷ trọng kinh tế vườn chiếm 37% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.

Nhiều mô hình trồng cây ăn quả, cây đặc sản chiến lược như mô hình trồng tiêu Tiên Phước đạt 1 tỷ đồng/ha/năm; mô hình trồng sầu riêng 500 triệu đồng/ha/năm; mô hình trồng măng cụt 450 triệu đồng/ha/năm.